VN30 là gì? Danh sách VN30 mới nhất năm 2021

VN30 là gì? Danh sách VN30 mới nhất năm 2021

Nếu bạn đang tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thấy thuật ngữ VN30 xuất hiện thường

 xuyên. Bạn có thắc mắc ý nghĩa của chỉ số này? Đừng dễ dàng bỏ qua nhé, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu VN30 là gì ngay trong bài viết tổng hợp sau nhé.

Chỉ số VN30 là gì?

VN30 là gì trong chứng khoán?

VN30 là nhóm các cổ phiếu có số vốn hóa lớn trong bộ chỉ số được Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh triển khai bắt đầu vào ngày 6/2/2012. Mục đích của VN30 là để tổng hợp các mã cổ phiếu hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay về giá trị vốn hóa và thành khoản.

Hình thức vận hành của VN30 sẽ là tài sản cơ sở cho các sản phẩm ETF và các phái sinh chỉ số trong tương lai. VN30 được lấy theo chuẩn đặt tên của bộ chỉ số của chứng khoán quốc tế.

Nhóm VN30 sẽ bao gồm 30 công ty lớn chiếm đến 80% tổng giá trị vốn hóa của thị trường Việt Nam. Các công ty được niêm yết trong nhóm chỉ số VN30 được đánh giá cao về mặt quản trị và độ tin cậy so với mặt bằng chung.

Cách tính chỉ số VN30

Chỉ số VN30 được tính dựa trên 3 tiêu chí bao gồm giá trị vốn hóa thị trường, tỷ lệ loại trừ free-float và khối lượng giao dịch. Chỉ số này sẽ được xem xét định kỳ 6 tháng/lần vào tháng 7 và tháng 1 hằng năm với tần suất tính toán 1p/lần. Khối lượng cổ phiếu thỏa thuận vẫn được tính đến trong chỉ số VN30.

Cách tính chỉ số VN30 sẽ dựa trên công thức sau:

Công thức tính chỉ số VN30

Các thông số thể hiện:

  • P1i: Đây là thị giá hiện hành của cổ phiếu i ở hiện tại.
  • Q1i: Thể hiện khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i hiện tại.
  • P0i: Thể hiện giá của cổ phiếu i ngày phát hành gốc cơ sở vào 28/07/2000.
  • Q0i: Thể hiện khối lượng của cổ phiếu i tại ngày phát hành gốc cơ sở vào 28/07/2000.
  • fi : Thể hiện tỷ lệ free-float của cổ phiếu i trong rổ chỉ số.
  • ci : Thể hiện hệ số giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu i trong rổ chỉ số, giới hạn sẽ không vượt quá 10%.

Ý nghĩa của chỉ số VN30 là gì?

Chỉ số VN30 sẽ có ý nghĩa sau đây:

  • Mô tả hiệu suất của nhóm cổ phiếu có lượng thanh khoản và giá trị vốn hóa cao: VN30 được xem là đại diện cho cổ phiếu bluechip, vì vậy mà có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư khối ngoại hoặc mong muốn đầu tư lâu dài.
  • Mô tả các doanh nghiệp đầu ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp của bạn lọt nhóm VN30 là phải dẫn đầu trong một lĩnh vực. Với sự sàng lọc hằng năm, nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ dễ dàng bị đào thải ra khỏi VN30 bằng một doanh nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành mà vượt trội hơn.
  • Mô tả sự quan tâm của các khối đầu tư dành cho lĩnh vực trọng điểm: Chỉ số VN30 thay đổi liên tục. Các cổ phiếu có tín hiệu giảm tính thanh khoản sẽ rời khỏi nhóm VN30. Điều này cho thấy các nhóm vốn đầu tư cổ phiếu bị dịch chuyển sang lĩnh vực khác hoặc sang các mã cổ phiếu cùng ngành khác.

Danh sách VN30 mới nhất năm 2021

Dưới đây là danh sách nhóm VN30 được cập nhật mới nhất vào ngày 18/6/2021:

  1. Ngân hàng BIDV – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID).
  2. Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt (BVH).
  3. Ngân hàng Vietinbank – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTG)
  4. Công ty Viễn thông FPT (FPT)
  5. Tổng Công ty Khí PV Gas Việt Nam (GAS)
  6. Ngân hàng TMCP Thành phố Hồ Chí Minh (HDB)
  7. Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
  8. Công ty Nhà Khang Điền (KDH)
  9. Ngân hàng Quân Đội MB Bank (MBB)
  10. Tập đoàn MaSan (MSN)
  11. Công ty Thế Giới Di Động (MWG)
  12. Công ty Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL)
  13. Công ty Đầu tư dịch vụ Bất động sản Phát Đạt (PDR)
  14. Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex Việt Nam  (PLX)
  15.  PNJ – Công ty kinh doanh Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
  16. PV Power – Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW)
  17. Công ty Cơ Điện Lạnh (REE)
  18.  TTC Sugar – Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT)
  19. Công ty Chứng khoán SSI (SSI)
  20. Ngân hàng Sacombank – Ngân hàng  Sài Gòn Thương Tín (STB)
  21. Ngân hàng Techcombank – Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (TCB)
  22. Công ty Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH)
  23. Ngân hàng TPbank – Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB)
  24. Ngân hàng Vietcombank – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank (VCB)
  25. Công ty Vinhomes (VHM)
  26.  Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup – CTCP (VIC)
  27. Công ty Hàng không VietJet (VJC)
  28. Công ty Vinamilk (VNM)
  29. Ngân hàng VPbank – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB)
  30. Công ty Vincom Retail (VRE)

Qua danh sách này có thể thấy VN30 đang tập trung chủ yếu các ngân hàng và công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tài chính. Đây cũng là những ngành có doanh nghiệp sở hữu vốn hóa lớn niêm yết nên nó chiếm nhiều trong nhóm VN30 cũng là điều dễ hiểu

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ về VN30 là gì và những kiến thức liên quan. Cổ phiếu của VN30 sẽ thay đổi thường xuyên nên bạn cần cập nhật mỗi ngày để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Ngoài ra, để đầu tư chứng khoán thành công bạn cũng nên cập nhật thêm nhiều thông tin từ Chứng Khoán Thế Giới nhé.

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x